Ông Nguyễn Thanh Nghị được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Hôm nay (11/11), thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

5939156535 84436c19b7 Ông Nguyễn Thanh Nghị được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Nguyễn Thanh Nghị

Ông từng là sinh viên trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006, sau khi học trong Tiến sĩ ngành Kỹ sư công chính tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ, ông trở về trường để thực hiện công tác giảng dạy. Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc.

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, từ danh sách do Đại hội đề cử.
(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm trại giam Phú Sơn 4

Ngày 2/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đi thăm và kiểm tra tình hình công tác, quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4, (thuộc Tổng Cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an).

Trại giam Phú Sơn 4 đóng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Hiện trại đang quản lý, giáo dục và cải tạo hơn 4.000 phạm nhân là đối tượng hình sự có mức án từ 6 tháng đến chung thân.

Chủ tịch nước cùng lãnh đạo Bộ Công an và cán bộ trại giam Phú Sơn

Chủ tịch nước cùng lãnh đạo Bộ Công an và cán bộ trại giam Phú Sơn

Tiền thân là trại giam Sơn Cẩm, Việt Bắc thành lập từ năm 1947, Trại giam Phú Sơn 4 hôm nay đã từng bước được xây dựng, củng cố và phát triển. Với sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn của tập thể cán bộ, chiến sĩ của đơn vị qua các thời kỳ, Trại đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đã được giao phó; đã thực hiện tốt việc giáo dục, cảm hóa, trả về cho gia đình và xã hội hàng vạn những người con lầm lỡ, biết sống và làm việc tuân thủ theo pháp luật, biết vượt lên trên số phận để lại cuộc đời, hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích…

Với những thành tích đã đạt được trong công tác quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân qua các thời kỳ, Trại Phú Sơn 4 đã trở thành một minh chứng sinh động về chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Trại đã được Đảng, Nhà nước và các bộ ngành tặng nhiều phần thưởng cao quí với 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1985, 1996); Đảng bộ cơ sở Trại giam Phú Sơn 4 liên tục nhiều năm được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; đơn vị nhiều năm đạt danh hiệu đơn vị thi đua quyết thắng của Bộ Công an; nhiều lần được nhận được nhận Bằng khen và cờ Thi đua xuất sắc của Bộ Công an,Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…

Kiểm tra tình hình công tác, quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân tại đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã xuống nơi sinh hoạt, bệnh xá, khu học nghề… của các phạm nhân đang chấp hành án phạt. Chủ tịch nước đã thân mật chuyện trò và động viên phạm nhân cố gắng cải tạo tốt để được hưởng chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, sớm tái hòa nhập cộng đồng, trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội…

Phát biểu với các cán bộ, chiến sĩ của Trại giam Phú Sơn 4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương những thành tích của đơn vị đã đạt được trong thời gian qua; nhất là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã có nhiều quyết tâm, nỗ lực và cố gắng vượt qua mọi khó khăn với nhiều cách làm năng động, sáng tạo, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ trại giam Phú Sơn 4 có nhiều sáng kiến làm tốt công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân, giúp họ bớt căng thẳng về tâm lý, xóa mặc cảm về quá khứ tội lỗi, tin vào chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước mà yên tâm cải tạo tiến bộ để sớm hoàn lương.

Qua phân loại 9 tháng năm 2011, số phạm nhân cải tạo khá và tốt đạt từ 80-85%. Số phạm nhân được xét tha, xét giảm ngày càng nhiều. Đặc biệt năm 2011, đã có 279 phạm nhân trại Phú Sơn 4 đã được Chủ tịch nước Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn và hàng nghìn lượt phạm nhân được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã chia sẻ với những khó khăn, vất vả của cán bộ, chiến sĩ quản lý trại giam và đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm giải quyết, nhất là về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trại giam, thực hiện chính sách đãi ngộ với cán bộ, chiến sĩ…

Chủ tịch nước yêu cầu, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, lực lượng Công an nhân dân, trong đó có cán bộ, chiến sĩ trại giam Phú Sơn 4 cần đóng góp tích cực, hiệu quả nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn cán bộ, chiến sĩ trại giam Phú Sơn 4 phát huy truyền thống đơn vị 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nỗ lực, cố gắng hơn nữa, lập nhiều thành tích trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Bộ Công an giao phó.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng quà cho những cán bộ, chiến sĩ của Trại giam Phú Sơn có nhiều thành tích trong công tác. Chủ tịch nước cũng đã trồng cây lưu niệm tại Trại.

Trọng Hậu (Theo ĐCS)

(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi

Nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam tròn 100 tuổi (25/8/1911 – 25/8/2011), chiều 24/8, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã đến thăm, chúc thọ và tặng quà mừng sinh nhật Đại tướng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính chúc Đại tướng mạnh khỏe, trường thọ, khẳng định, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta luôn trân trọng, ghi nhớ những công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Đại tướng bên chậu hoa bạch trà trước sân nhà riêng 30 Hoàng Diệu, loài hoa ông ưa thích.

Đại tướng bên chậu hoa bạch trà trước sân nhà riêng 30 Hoàng Diệu, loài hoa ông ưa thích.

Mang đến những tình cảm yêu mến, kính trọng của toàn thể cán bộ, đảng viên, đồng bào và chiến sỹ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng ngày sinh lần thứ 100 của Anh Văn – Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người con ưu tú của dân tộc, được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế yêu mến, ngưỡng mộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Đại tướng mạnh khỏe, trường thọ và trao tặng Đại tướng lẵng hoa sen tươi thắm, biểu tượng cho nét đẹp, sức sống lâu bền của dân tộc Việt Nam và khẳng định, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta luôn trân trọng, ghi nhớ những công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu Văn phòng Chủ tịch nước đã tặng hoa, trân trọng chúc Đại tướng sức khỏe, trường thọ, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Gửi tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp những lời thăm hỏi thắm tình đồng chí, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh thay mặt Chính phủ đã tặng hoa, chúc Đại tướng sức khỏe, tiếp tục đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các Phó Chủ tịch Quốc hội: Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn đã bày tỏ lòng biết ơn, chúc Đại tướng thật nhiều sức khỏe. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trân trọng trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Huy hiệu Quốc hội, bày tỏ lòng kính trọng của Quốc hội đối với người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ vui mừng được chào đón các đồng chí lãnh đạo đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 100. Đại tướng bày tỏ tin tưởng các đồng chí sẽ cùng với toàn thể chiến sỹ, đồng bào cả nước tiếp tục nỗ lực phấn đấu đưa đất nước không ngừng đạt được những thành tựu mới.

Cùng ngày, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng đã đến chúc mừng sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tới chúc mừng sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng.

Theo CP

(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)

Ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Indonesia

Chiều 18/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Indonesia Pitono Purnomo đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Vui mừng vì sự phát triển tốt đẹp quan hệ hợp tác Việt Nam-Indonesia trên tất cả các lĩnh vực, Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước.

Là láng giềng truyền thống và cùng là thành viên của ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, “Việt Nam luôn mong muốn cùng Indonesia nỗ lực phấn đấu hết sức để tiếp tục đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực”, đem lại lợi ích cho hai bên, cùng đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Pitono Purnomo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Pitono Purnomo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng Indonesia tổ chức thành công sự kiện Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44, tin tưởng Indonesia tiếp tục phát huy vai trò Chủ tịch, nâng cao vị thế của Hiệp hội trong cộng đồng quốc tế.

Việt Nam mong muốn hợp tác với Indonesia trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên thúc đẩy việc thực hiện việc tuần tra chung trên biển để đảm bảo an ninh tại vùng biển tiếp giáp và hạn chế những vi phạm của ngư dân đánh cá, đề nghị Indonesia xem xét trên tinh thần nhân đạo và tình hữu nghị giữa hai nước sớm trả tự do cho các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá vi phạm vùng biển của Indonesia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn dù ở cương vị nào, Đại sứ cũng tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Trong nhiệm kỳ công tác hơn 3 năm, Đại sứ Pitono Purnomo nói, ông đã chứng kiến tốc độ trưởng kinh tế cao của Việt Nam, từ 6-7%/năm, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Đại sứ khẳng định các nhà đầu tư Indonesia luôn quan tâm tới thị trường Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương đạt 3,5 tỷ USD năm 2010, trong 6 tháng đầu năm 2011 là 2 tỷ USD. Đại sứ Pitono Purnomo tin tưởng kim ngạch tiếp tục tăng trong tương lai.

Các nhà đầu tư Indonesia cũng rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Tổng vốn đầu tư của Indonesia vào Việt Nam hiện đạt khoảng 2,5 tỷ USD.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại sứ Indonesia Pitono Purnomo

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại sứ Indonesia Pitono Purnomo

Nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân cũng đã được tổ chức, góp phần thúc đẩy tình hữu nghị giữa hai nước.

Việt Nam và Indonesia có mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả trên các diễn đàn đa phương. Đại sứ Pitono Purnomo cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ tích cực Indonesia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2011.

Về vấn đề ngư dân Việt Nam, Đại sứ Pitono Punomo cho biết, Indonesia luôn coi ngư dân Việt Nam là những người anh em và khi về nước Đại sứ sẽ đề nghị các cơ quan hữu quan tạo điều kiện để ngư dân Việt Nam sớm được trở về nước.

Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia gửi lời cám ơn Chính phủ và các cơ quan của Việt Nam đã luôn giúp đỡ ông hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua.

Hải Minh-Nhật Bắc

(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Indonesia Pitono Purnomo

Chiều 18/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Indonesia Pitono Purnomo đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Vui mừng vì sự phát triển tốt đẹp quan hệ hợp tác Việt Nam-Indonesia trên tất cả các lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Pitono Purnomo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Pitono Purnomo.

Là láng giềng truyền thống và cùng là thành viên của ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, “Việt Nam luôn mong muốn cùng Indonesia nỗ lực phấn đấu hết sức để tiếp tục đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực”, đem lại lợi ích cho hai bên, cùng đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng Indonesia tổ chức thành công sự kiện Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44, tin tưởng Indonesia tiếp tục phát huy vai trò Chủ tịch, nâng cao vị thế của Hiệp hội trong cộng đồng quốc tế.

Việt Nam mong muốn hợp tác với Indonesia trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên thúc đẩy việc thực hiện việc tuần tra chung trên biển để đảm bảo an ninh tại vùng biển tiếp giáp và hạn chế những vi phạm của ngư dân đánh cá, đề nghị Indonesia xem xét trên tinh thần nhân đạo và tình hữu nghị giữa hai nước sớm trả tự do cho các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá vi phạm vùng biển của Indonesia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn dù ở cương vị nào, Đại sứ cũng tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Trong nhiệm kỳ công tác hơn 3 năm, Đại sứ Pitono Purnomo nói, ông đã chứng kiến tốc độ trưởng kinh tế cao của Việt Nam, từ 6-7%/năm, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Đại sứ khẳng định các nhà đầu tư Indonesia luôn quan tâm tới thị trường Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương đạt 3,5 tỷ USD năm 2010, trong 6 tháng đầu năm 2011 là 2 tỷ USD. Đại sứ Pitono Purnomo tin tưởng kim ngạch tiếp tục tăng trong tương lai.

Các nhà đầu tư Indonesia cũng rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Tổng vốn đầu tư của Indonesia vào Việt Nam hiện đạt khoảng 2,5 tỷ USD.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại sứ Indonesia Pitono Purnomo

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại sứ Indonesia Pitono Purnomo

Nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân cũng đã được tổ chức, góp phần thúc đẩy tình hữu nghị giữa hai nước.

Việt Nam và Indonesia có mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả trên các diễn đàn đa phương. Đại sứ Pitono Purnomo cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ tích cực Indonesia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2011.

Về vấn đề ngư dân Việt Nam, Đại sứ Pitono Punomo cho biết, Indonesia luôn coi ngư dân Việt Nam là những người anh em và khi về nước Đại sứ sẽ đề nghị các cơ quan hữu quan tạo điều kiện để ngư dân Việt Nam sớm được trở về nước.

Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia gửi lời cám ơn Chính phủ và các cơ quan của Việt Nam đã luôn giúp đỡ ông hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua.

Hải Minh-Nhật Bắc

(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)

Chuyên mục:Chính trị Thẻ:

Ông Đinh Thế Huynh: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 12/8, Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (khu vực phía Nam) đã được tổ chức.

Hội nghị quán triệt,triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW

Hội nghị quán triệt,triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW

Tại Hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh mục đích của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Cuộc vận động trong thời gian qua, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Đồng chí Đinh Thế Huynh nêu rõ, kết hợp việc tổ chức học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các cuộc vận động và các phong trào đang triển khai trong Đảng và trong xã hội, góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ban thường vụ cấp ủy và lãnh đạo chủ chốt của các địa phương, đơn vị bám thật sát mục đích, yêu cầu của Chỉ thị và Kế hoạch này; gắn chặt việc học tập với việc làm theo đạo đức của Bác; quan tâm đến vấn đề xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức; phát huy tinh thần tự giác trong học tập và làm theo đạo đức của Bác; quan tâm đến công tác kiểm tra, đôn đốc; làm tốt công tác tuyên truyền…

Cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, nhưng trước hết cần xây dựng chương trình thực hiện tốt các nội dung đã được xác định trong các văn bản của Trung ương.

Tại Hội nghị, các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Trưởng ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía Nam, đại diện các Ban Đảng… trao đổi ý kiến, thảo luận nhằm quán triệt kỹ mục đích, yêu cầu và các nội dung cơ bản trong Chỉ thị và Kế hoạch trên; đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể, những vấn đề cấp bách trước mắt cần thực hiện để triển khai Chỉ thị có hiệu quả thiết thực.

Hồng Phong

(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)

Quốc hội thảo luận chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

Chiều nay (4/8), Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, nghe và thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ  Quốc hội về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Kế thừa, phát huy những tiến bộ của Hiến pháp năm 1992

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; phải căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước; tiếp tục khẳng định bản chất, mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh 1991 và Hiến pháp 1992. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc sửa đổi, bổ sung phải tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; thực hiện dân chủ XHCN; tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đưa ra một số định hướng lớn như về chế độ chính trị tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và nhân dân ta.

Khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Theo đó, phải làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.

Về thể chế kinh tế, cần sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm mục tiêu, định hướng chính sách lớn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Về tổ chức bộ máy nhà nước, tiếp tục khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Về Chính phủ, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính thống nhất, thống suốt, hiệu lực, hiệu quả; quy định rõ hơn ở tầm hiến định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, với các cơ quan tư pháp.

Đối với chính quyền địa phương, Tờ trình cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng nghiên cứu xác định rõ hơn địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phân cấp phân quyền giữa Trung ương và địa phương…

Theo dự kiến kế hoạch việc tổ chức thực hiện, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp có nhiệm vụ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992, xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Phấn đấu trình Quốc hội dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ nhất vào Kỳ họp cuối năm 2012, sau đó  tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào khoảng tháng 3-4/2013. Tiếp đó, dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của nhân dân và ý kiến của đại biểu Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Hiến pháp phải mang tính ổn định, lâu dài

Thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số các đại biểu tán thành cao với các định hướng, nội dung lớn của Tờ trình về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 là cần thiết. Đặc biệt, cần tập trung vào sửa đổi những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhất trí với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang), đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La) đề nghị cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò và mối quan hệ cơ bản giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội; vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong Hiến pháp.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) tán thành quan điểm sửa đổi Hiến pháp là phải mang tính ổn định, lâu dài, phải kế thừa và phát huy những thành tựu, ưu việt và tiến bộ của Hiến pháp 1992.

“Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này cần làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa kiến nghị.

Bên cạnh đó, cần bổ sung, hoàn thiện các quyền cơ bản của công dân. Thể hiện bản chất dân chủ, công bằng, văn minh của chế độ chính trị  nhà nước ta.

TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh trăn trở, điều lớn nhất cần sửa đổi lần này là tổ chức bộ máy nhà nước. Cụ thể, quy định tổ chức bộ máy Trung ương với cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ nhằm hạn chế lạm quyền. Bên cạnh đó, cũng phải cân nhắc đến việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương với loại hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn với đặc trưng riêng cho phù hợp với xu thế phát triển.

Một số đại biểu khác góp ý về việc tăng thêm số thành viên Ủy ban dự thảo sửa  đổi Hiến pháp, với đại diện của một số  ngành nghề và tổ chức xã hội nghề  nghiệp khác.

Phó Chủ  tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào cuối Kỳ họp này.

Lê Sơn – Quỳnh Hoa

(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)

Điện mừng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ VN

Nhân dịp kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Sinh Hùng giữ chức Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện chúc mừng đến lãnh đạo Việt Nam.

nguyen thanh nghi

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Ngô Bang Quốc đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Điện mừng nhấn mạnh: Trung QuốcViệt Nam là hai nước láng giềng gần gũi. Nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời. Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,” quan hệ Trung-Việt đã đạt được những tiến triển mới.

Quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh, ổn định, phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Phía Trung Quốc nguyện chung sức cùng phía Việt Nam tăng cường tin cậy, mở rộng giao lưu, đi sâu hợp tác, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung- Việt luôn không ngừng phát triển theo quỹ đạo đúng đắn.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Choummaly Xayasone đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Pany Zathotu đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Các vị lãnh đạo Lào bày tỏ vui mừng và đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam anh em đã giành được trong xây dựng và phát triển đất nước và nhấn mạnh việc các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng được bầu giữ các trọng trách này thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đối với phẩm chất tốt đẹp, công lao to lớn, năng lực lãnh đạo và thành tích to lớn mà các đồng chí đã đóng góp trong suốt thời gian qua.

Các vị lãnh đạo Lào cũng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nhân dân Việt Nam anh em sẽ giành được nhiều thành tựu quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015, gặt hái được nhiều thành công to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc xây dựng quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào anh em ngày càng phát triển bền chặt, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã gửi điện mừng tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Bức điện viết: “Nhân dân Nga biết đến Ngài là người kiên định chủ trương tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác chặt chẽ đã được thử thách qua thời gian giữa hai nước chúng ta. Phát triển quan hệ cùng có lợi với Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nhân văn và các lĩnh vực khác là ưu tiên đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tôi hy vọng vào sự hợp tác xây dựng với Ngài Chủ tịch kính mến nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương. Nhân dịp này, tôi trân trọng mời Ngài thăm chính thức Liên bang Nga.”

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Bức điện có đoạn viết: “Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Ngài nhậm chức Thủ tướng năm 2006, tôi tin tưởng chắc chắn rằng, trên cương vị Thủ tướng nhiệm kỳ mới, Ngài sẽ tiếp tục cống hiến vì sự phát triển phồn vinh của đất nước Việt Nam.

Tôi vui mừng nhận thấy mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam hiện nay đang phát triển rất tốt đẹp và được củng cố trên nhiều lĩnh vực. Tôi luôn sẵn sàng hợp tác với Ngài để thúc đẩy cho mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng bền chặt hơn nữa.”

Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng tới bà Nguyễn Thị Doan nhân dịp bà được bầu lại làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

PV

(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)

Ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức tái đắc cử Thủ tướng Chính phủ

Với số phiếu nhất trí  rất cao (94%), chiều nay (26/7), Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

nguyen tan dung

Ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ

Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XII cũng đã tái đắc cử Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII với số phiếu tán thành 95,2%.

Chánh án Tòa  án nhân dân tối cao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII  Trương Hòa Bình cũng được Quốc hội bầu tiếp tục giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII với số phiếu tán thành 96,2%.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, được Quốc hội bầu giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII với số phiếu tán thành 93,8%.

Lê Sơn – Quỳnh Hoa
(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)

Quốc hội khóa XIII dự kiến sẽ có 4 Phó Chủ tịch

nguyen thanh nghi

Toàn cảnh phiên họp toàn thể Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: Nguyễn Dân

Chiều 21/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã trình bày trước Quốc hội khóa XIII Tờ trình về số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa này.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII gồm 18 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 13 Ủy viên.

Trong số 4 Phó Chủ tịch Quốc hội có 1 Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội về lĩnh vực pháp luật-tư pháp; 1 Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội về lĩnh vực kinh tế- tài chính; 1 Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội về lĩnh vực văn hóa-xã hội; 1 Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội về lĩnh vực quốc phòng-an ninh.

Cũng trong buổi họp chiều cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc xác nhận tư cách đại biểu của 500 đại biểu Quốc hội với 99% số đại biểu tán thành…

Nguyễn Bích Thủy

(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)